Ngành Lưu trữ 70 năm đồng hành cùng Nhà nước cách mạng Việt Nam
- Chủ nhật - 27/12/2015 22:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, đánh giá cao vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ (VTLT) và tài liệu lưu trữ quốc gia, mà trước hết là vấn đề xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ Việt Nam. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh cử Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. Việc thành lập Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc - cơ quan làm chức năng quản lý công tác lưu trữ cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng Tháng tám thành công là sự kiện đáng ghi nhận trong quá trình phát triển của ngành Lưu trữ Việt Nam. Tuy nhiên thời gian này, một hiện tượng phổ biến xảy ra ở các công sở là hồ sơ, tài liệu của chế độ cũ để lại đã bị một số viên chức tùy tiện tiêu hủy hoặc đem bán. Vì vậy, ngày 3/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C/ VP gửi các bộ trưởng nêu rõ: “Xét rằng một vài công sở đã tự tiện hủy bỏ hay bán các công văn và hồ sơ cũ. Hành động ấy có tính cách phá hoại... Vậy yêu cầu các ông bộ trưởng ban chỉ thị cho nhân viên các sở phải gìn giữ tất cả các công văn, tài liệu và cấm không được hủy những công văn, tài liệu ấy”. Như vậy, bản thông đạt ra đời đã đánh dấu một mốc son cho công tác lưu trữ Việt Nam, nó không những là văn bản pháp lý đầu tiên của nhà nước ta về công tác lưu trữ, mà quan trọng là kịp thời ngăn chặn tình trạng tuỳ tiện hủy bỏ hồ sơ, tài liệu lưu trữ và nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia.
Ngày 4/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102-CP về việc thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Đây là cơ quan có chức năng giúp nhà nước quản lý tập trung, thống nhất công tác lưu trữ và thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho nhà nước trong việc ban hành các chế độ, quy định về công tác lưu trữ. Việc thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng - cơ quan quản lý toàn quốc về công tác lưu trữ đã khẳng định một bước tiến quan trọng về xây dựng tổ chức của ngành Lưu trữ Việt Nam. Từ đây, nước ta có một cơ quan quản lý cao nhất về công tác lưu trữ, tạo điều kiện xây dựng ngành Lưu trữ nước ta với hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, hệ thống các văn bản pháp lý và cơ sở khoa học nghiệp vụ ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những người làm công tác văn thư, lưu trữ và của toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên phong trào thi đua lao động, nâng cao ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Văn thư, Lưu trữ; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, theo đề nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, ngày 17/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1229/QĐ-TTg lấy ngày 3/1 hàng năm là ngày Lưu trữ Việt Nam.
Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, ngành Lưu trữ Việt Nam đã mang nhiều tên gọi và trực thuộc nhiều cơ quan Trung ương như: “Nha Lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc” thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục từ ngày 8/9/1945; “Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ tướng” từ ngày 4/9/1962; “Cục Lưu trữ Nhà nước” thuộc Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1984-1991; nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, của Chính phủ và lãnh đạo ngành Lưu trữ Việt Nam, hàng vạn cán bộ, nhân viên làm công tác văn thư, lưu trữ cả nước đã tham gia chiến đấu, lao động quên mình để góp phần gìn giữ những ký ức dân tộc, bảo vệ an toàn trên 30 km tài liệu lưu trữ trong đó có những tài liệu đặc biệt quý hiếm là bản gốc tài liệu hành chính có giá trị lịch sử pháp lý và hiệu lực thi hành cao nhất, có giá trị thông tin mang tính chân thực lịch sử. Những tài liệu giá trị này đã và đang phục vụ có hiệu quả các nhu cầu nghiên cứu, góp phần thiết thực vào việc khôi phục nhiều công trình quan trọng sau chiến tranh cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển KT-XH của đất nước.
Truyền thống 70 năm hình thành và phát triển, ngành Lưu trữ Việt Nam với lực lượng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT trong cả nước đang rèn đức, luyện tài, tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Ghi nhận thành tích của tập thể và cá nhân làm công tác lưu trữ trong cả nước, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Huân chương Hồ Chí Minh cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Ở tỉnh Quảng Trị, ngay từ những năm đầu lập lại, UBND tỉnh xác định tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, là cầu nối trực tiếp giữa quá khứ với hiện tại và hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền hành chính nhà nước cũng như trong đời sống xã hội. Vì vậy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chú trọng công tác bảo quản, giữ gìn, phát huy giá trị tài liệu sau chia tỉnh, nhất là hồ sơ tổ chức bộ máy, cán bộ, hồ sơ khen thưởng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và nhiều loại hồ sơ tài liệu quan trọng khác .
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, UBND tỉnh đã có Quyết định số 902/1998/QĐ-UB ngày 17/8/1998 về việc thành lập Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Tiếp đó, ngày 18/6/1999 UBND tỉnh ký Quyết định số 825/1999/QĐ-UB ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn toàn tỉnh và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Tại các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở hầu hết đã bố trí cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ ở đơn vị mình, bảo đảm tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định và thực hiện thống nhất nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Để phù hợp tình hình công tác lưu trữ trong thời kỳ mới, căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008, UBND tỉnh có Quyết định số 1255/QĐ- UBND ngày 1/7/2008 về việc chuyển Trung tâm Lưu trữ Văn phòng UBND tỉnh về thuộc Sở Nội vụ. Tiếp đó Bộ Nội vụ có Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Văn thư, Lưu trữ các cấp. UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 về việc thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Chi cục Văn thư - Lưu trữ có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức, bộ máy VTLT Văn phòng UBND cấp huyện được chuyển giao về Phòng Nội vụ cấp huyện quản lý.
Chi cục Văn thư - Lưu trữ có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ; thẩm định phê duyệt “Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh”; “Danh mục tài liệu hết giá trị” của Lưu trữ lịch sử của tỉnh; “Danh mục tài liệu hết giá trị” bảo quản tại cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử của tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ; thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ; sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện thống nhất các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ; phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu; bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục chế và bảo hiểm tài liệu lưu trữ; xây dựng công cụ tra cứu và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; thực hiện một số dịch vụ công về lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua tổ chức, bộ máy ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh nhà không ngừng củng cố và phát triển về cả số lượng và chất lượng. Đến nay toàn tỉnh có 626 cơ quan, tổ chức có bộ phận văn thư, lưu trữ, trong đó cấp tỉnh có 365 đơn vị, cấp huyện có 120 đơn vị, cấp xã có 141 đơn vị. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ toàn tỉnh gồm 637 người được trẻ hóa, có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm không quản ngại khó khăn, tích cực tham mưu lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố theo dõi, ban hành, quản lý và tiếp nhận gần 100.000 văn bản các loại mỗi năm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, tổ chức; thực hiện chỉnh lý 1.636,3 mét giá tài liệu, riêng tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh đã thu thập, chỉnh lý hoàn chỉnh 30 phông lưu trữ gần 1.000 mét giá được bảo quản an toàn, khoa học và phát huy tốt giá trị phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm phục vụ cho 1.000 đến 1.500 lượt cán bộ, nhân dân, các đối tượng thuộc diện chính sách đến khai thác tài liệu để làm các chế độ. Cơ sở vật chất phục vụ công tác văn thư, lưu trữ tiếp tục được đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ ngày càng được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, kịp thời vào công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.
Tự hào truyền thống 70 năm ngành Lưu trữ Việt Nam đồng hành cùng nhà nước cách mạng, nhà nước của dân, do dân và vì dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tỉnh Quảng Trị càng nêu cao trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực thi đua phấn đấu rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu, ra sức học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học- kỹ thuật và công nghệ vào công tác. Với sự quan tâm, hỗ trợ đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, hy vọng ngành Văn thư- Lưu trữ tỉnh nhà sẽ khắc phục mọi khó khăn, thử thách, vươn lên thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 4/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102-CP về việc thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Đây là cơ quan có chức năng giúp nhà nước quản lý tập trung, thống nhất công tác lưu trữ và thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho nhà nước trong việc ban hành các chế độ, quy định về công tác lưu trữ. Việc thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng - cơ quan quản lý toàn quốc về công tác lưu trữ đã khẳng định một bước tiến quan trọng về xây dựng tổ chức của ngành Lưu trữ Việt Nam. Từ đây, nước ta có một cơ quan quản lý cao nhất về công tác lưu trữ, tạo điều kiện xây dựng ngành Lưu trữ nước ta với hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, hệ thống các văn bản pháp lý và cơ sở khoa học nghiệp vụ ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những người làm công tác văn thư, lưu trữ và của toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên phong trào thi đua lao động, nâng cao ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Văn thư, Lưu trữ; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, theo đề nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, ngày 17/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1229/QĐ-TTg lấy ngày 3/1 hàng năm là ngày Lưu trữ Việt Nam.
Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, ngành Lưu trữ Việt Nam đã mang nhiều tên gọi và trực thuộc nhiều cơ quan Trung ương như: “Nha Lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc” thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục từ ngày 8/9/1945; “Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ tướng” từ ngày 4/9/1962; “Cục Lưu trữ Nhà nước” thuộc Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1984-1991; nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, của Chính phủ và lãnh đạo ngành Lưu trữ Việt Nam, hàng vạn cán bộ, nhân viên làm công tác văn thư, lưu trữ cả nước đã tham gia chiến đấu, lao động quên mình để góp phần gìn giữ những ký ức dân tộc, bảo vệ an toàn trên 30 km tài liệu lưu trữ trong đó có những tài liệu đặc biệt quý hiếm là bản gốc tài liệu hành chính có giá trị lịch sử pháp lý và hiệu lực thi hành cao nhất, có giá trị thông tin mang tính chân thực lịch sử. Những tài liệu giá trị này đã và đang phục vụ có hiệu quả các nhu cầu nghiên cứu, góp phần thiết thực vào việc khôi phục nhiều công trình quan trọng sau chiến tranh cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển KT-XH của đất nước.
Truyền thống 70 năm hình thành và phát triển, ngành Lưu trữ Việt Nam với lực lượng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT trong cả nước đang rèn đức, luyện tài, tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Ghi nhận thành tích của tập thể và cá nhân làm công tác lưu trữ trong cả nước, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Huân chương Hồ Chí Minh cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Ở tỉnh Quảng Trị, ngay từ những năm đầu lập lại, UBND tỉnh xác định tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, là cầu nối trực tiếp giữa quá khứ với hiện tại và hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền hành chính nhà nước cũng như trong đời sống xã hội. Vì vậy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chú trọng công tác bảo quản, giữ gìn, phát huy giá trị tài liệu sau chia tỉnh, nhất là hồ sơ tổ chức bộ máy, cán bộ, hồ sơ khen thưởng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và nhiều loại hồ sơ tài liệu quan trọng khác .
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, UBND tỉnh đã có Quyết định số 902/1998/QĐ-UB ngày 17/8/1998 về việc thành lập Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Tiếp đó, ngày 18/6/1999 UBND tỉnh ký Quyết định số 825/1999/QĐ-UB ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn toàn tỉnh và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Tại các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở hầu hết đã bố trí cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ ở đơn vị mình, bảo đảm tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định và thực hiện thống nhất nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Để phù hợp tình hình công tác lưu trữ trong thời kỳ mới, căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008, UBND tỉnh có Quyết định số 1255/QĐ- UBND ngày 1/7/2008 về việc chuyển Trung tâm Lưu trữ Văn phòng UBND tỉnh về thuộc Sở Nội vụ. Tiếp đó Bộ Nội vụ có Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Văn thư, Lưu trữ các cấp. UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 về việc thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Chi cục Văn thư - Lưu trữ có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức, bộ máy VTLT Văn phòng UBND cấp huyện được chuyển giao về Phòng Nội vụ cấp huyện quản lý.
Chi cục Văn thư - Lưu trữ có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ; thẩm định phê duyệt “Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh”; “Danh mục tài liệu hết giá trị” của Lưu trữ lịch sử của tỉnh; “Danh mục tài liệu hết giá trị” bảo quản tại cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử của tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ; thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ; sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện thống nhất các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ; phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu; bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục chế và bảo hiểm tài liệu lưu trữ; xây dựng công cụ tra cứu và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; thực hiện một số dịch vụ công về lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua tổ chức, bộ máy ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh nhà không ngừng củng cố và phát triển về cả số lượng và chất lượng. Đến nay toàn tỉnh có 626 cơ quan, tổ chức có bộ phận văn thư, lưu trữ, trong đó cấp tỉnh có 365 đơn vị, cấp huyện có 120 đơn vị, cấp xã có 141 đơn vị. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ toàn tỉnh gồm 637 người được trẻ hóa, có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm không quản ngại khó khăn, tích cực tham mưu lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố theo dõi, ban hành, quản lý và tiếp nhận gần 100.000 văn bản các loại mỗi năm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, tổ chức; thực hiện chỉnh lý 1.636,3 mét giá tài liệu, riêng tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh đã thu thập, chỉnh lý hoàn chỉnh 30 phông lưu trữ gần 1.000 mét giá được bảo quản an toàn, khoa học và phát huy tốt giá trị phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm phục vụ cho 1.000 đến 1.500 lượt cán bộ, nhân dân, các đối tượng thuộc diện chính sách đến khai thác tài liệu để làm các chế độ. Cơ sở vật chất phục vụ công tác văn thư, lưu trữ tiếp tục được đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ ngày càng được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, kịp thời vào công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.
Tự hào truyền thống 70 năm ngành Lưu trữ Việt Nam đồng hành cùng nhà nước cách mạng, nhà nước của dân, do dân và vì dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tỉnh Quảng Trị càng nêu cao trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực thi đua phấn đấu rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu, ra sức học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học- kỹ thuật và công nghệ vào công tác. Với sự quan tâm, hỗ trợ đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, hy vọng ngành Văn thư- Lưu trữ tỉnh nhà sẽ khắc phục mọi khó khăn, thử thách, vươn lên thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.