16:07 ICT Thứ hai, 07/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Hôm nayHôm nay : 14804

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 194307

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22821280

Trang nhất » TIN TỨC TỔNG HỢP » Tin tức sự kiện » Tin tức hoạt động

Chuyển đổi số

Kỷ niệm 71 năm ngày Lưu trữ Việt Nam

Thứ ba - 03/01/2017 10:46

Xác định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ, ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, trong đó lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Lưu trữ Việt Nam".

Cách đây gần 71 năm, ngày 03/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1CP/VP về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người chỉ rõ: "Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia". Thông đạt là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan trọng cho ngành Lưu trữ Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia.

Thông đạt của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
về giữ gìn công văn, tài liệu ngày 03 tháng 01 năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.



Nghị định số 527/TTg ngày 02 tháng 11 năm 1957
của Phủ Thủ tướng ban hành Điều lệ quy định chung về công văn giấy  tờ của các cơ quan



Thông tri số 259/TT-TW ngày 08 tháng 9 năm 1959
của  Ban Chấp hành Trung ương về một số điểm về công tác lưu trữ, công văn, tài liệu


Công văn của Ban Chấp hành Trung ương ngày 09 tháng 10 năm 1961 đề nghị xây dựng ngành Lưu trữ
 
Ngày 04/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102-CP v/v thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Đây là cơ quan có chức năng giúp Nhà nước quản lý tập trung, thống nhất công tác lưu trữ và thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Nhà nước trong việc ban hành các chế độ, quy định về công tác lưu trữ… Việc thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng - cơ quan quản lý toàn quốc về công tác lưu trữ đã khẳng định một bước tiến quan trọng về xây dựng tổ chức của ngành Lưu trữ Việt Nam. Từ đây, nước ta có một cơ quan quản lý cao nhất về công tác lưu trữ, tạo điều kiện xây dựng ngành Lưu trữ nước ta với hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, hệ thống các văn bản pháp lý và cơ sở khoa học nghiệp vụ ngày càng hoàn chỉnh hơn.
 

Bản sao Nghị định số 102-CP ngày 04 tháng 9 năm 1962
của Hội đồng Chính phủ thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng

 
Ngày 11/12/1982, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia. Pháp lệnh ra đời có một ý nghĩa hết ức quan trọng đối với ngành Lưu trữ nước ta. Với việc ban hành Pháp lệnh, lần đầu tiên trong lịch sử công tác lưu trữ Việt Nam, những quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu của Đảng đã được thể chế hóa thành một văn bản pháp luật, trong đó đã quy định những vấn đề cơ bản nhất về tổ chức, quản lý tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ. Chính vì vậy, Pháp lệnh đã có tác dụng chỉ đạo rất lớn và toàn diện đối với quá trình xây dựng công tác lưu trữ Việt Nam. Pháp lệnh ra đời đã khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác lưu trữ; đánh dấu một bước tiến vượt bậc của lưu trữ nước ta trong lĩnh vực xây dựng pháp luật lưu trữ và tổng kết các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công tác lưu trữ ở Việt Nam.
 

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh
ký Lệnh công bố Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia tại Văn phòng, ngày 11 tháng 12 năm 1982


Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia năm 1982

Lệnh số 8/CT-HĐNN của Chủ tịch nước Trường Chinh
ngày 11 tháng 12 năm 1982 về công bố Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia năm 1982



Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ về ngày truyền thống của ngành lưu trữ Việt Nam

 
Ngày 11/11/2011 đánh dấu mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển ngành Lưu trữ Việt Nam, với 87% số đại biểu tán thành Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Lưu trữ. Ngày 06/12/2011, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh số 10/2011/L-CTN ngày 25/11/2011 của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Lưu trữ đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua.
 

 Sáng 21/10/2011, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIII,
các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Lưu trữ



Các đồng chí trong cơ quan soạn thảo Luật lưu trữ
chụp ảnh lưu niệm cùng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các đồng chí trong cơ quan Quốc hội



Sáng 06/12/2011, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh
của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Lưu trữ được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 2 thông qua



Luật Lưu trữ năm 2011

Tác giả bài viết: Đô Kim

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn